Nguyên Đại sứ Việt Nam tại các nước Trung Đông Nguyễn Quang Khai từng tự lái xe đưa một đoàn của Việt Nam đi trên những con đường cao tốc êm ru ở Dubai, với 12 làn xe mà giá thành xây dựng 1km đường chưa đến 4 triệu USD Khi Sử Dụng Lu Hamm Đức Vào Thi Công
Tổng cục đường bộ và vận tải Dubai năm 2011 đã hoàn thành việc xây dựng đường cao tốc tránh thành phố Dubai nối ngoại ô thành phố này với nút giao thông Al-Sajaah thuộc Tiểu vương quốc Sharjah.
Ông Mattar Al- Tayer, Tổng cục trưởng kiêm Tổng giám đốc điều hành RTA nói: “Con đường dài 70 km với tổng số vốn đầu tư 1 tỉ dirham (276 triệu USD) đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng”.
Trước đây, con đường này được lấy tên là Dubai Bypass Road (đường tránh Dubai), nay đổi tên thành Emirate Road (đường xuyên Emirate). Đây là một trong nhưng con đường cao tốc lớn và đẹp nhất của các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) với mỗi bên 6 làn xe chạy không hạn chế tốc độ.
Như vậy, tính ra giá thành xây dựng 1 km đường cao tốc tại Dubai với 12 làn xe chưa đến 4 triệu USD (khoảng 96 tỉ vnđ). Tôi đã kiểm tra lại các con đường cao tốc khác tại UAE đều có giá thành xây dựng tương đương.và gần như tiết kiệm gấp 2,5 lần so với làm cao tốc 4 làn xe ở Việt Nam với giá 10 Triệu USD ( Tương đương 230 Tỷ) /1 Km, Lý giải cho sự hiện đại của cao tốc của Dubai ông Mattar Al- Tayer lý giải cốt lõi là ở công nghệ
Công nghệ hiện đại hàng đâu thế giới
Công nghệ làm đường được áp dụng hiện đại nhất thế giới từ tập đoàn Wirtgen Đức, như xe lu rung Hamm 3412 , Máy trải nhựa Vogele, Xe lu 2 bánh sắt Hamm HD110,
>>> Xem thêm : Xe Lu Hamm 3410
Tôi đã từng tự lái xe đưa một đoàn của Việt Nam đi trên con đường này. Nó vừa đẹp, vừa êm và xe cộ đi lại rất đông với tốc độ rất cao, nhưng cảm thấy rất an toàn. Một số Đại sứ các nước Châu Âu có lần nói với tôi, hệ thống đường cao tốc của UAE tốt hơn của Châu Âu rất nhiều.
Nhiều người nghĩ rằng Dubai có nhiều dầu mỏ, nguyên vật liệu rẻ hơn Việt Nam nên mới có giá thành như vậy. Không phải, dầu mỏ của Dubai chỉ chiếm 5% dầu mỏ của UAE. Dubai phải nhập hầu hết các vật liệu xây dựng, thậm chí cả lao động từ nước ngoài.
Mọi so sánh đều khập khiễng. Nhưng đây là những con số cần phải suy nghĩ.
Phải thừa nhận mấy năm gần đây, chính phủ đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng hệ thống đường sá, cơ sở hạ tầng… góp phần làm thay đổi bộ mặt giao thông của đất nước. Tuy nhiên, nếu có cơ chế giám sát chặt chẽ, minh bạch thì chắc chắn giá thành xây dựng sẽ giảm và không có tình trạng công trình vừa đưa vào sử dụng đã hỏng.
Theo đà này, các dự án đường cao tốc được xây dựng theo phương thức BOT sau khi nhà đầu tư hoàn vốn trao lại cho chính phủ thì có lẽ lại phải bỏ một khoản tiền lớn để xây dựng lại.
Không phải đi đâu xa, ngã tư hầm chui Trung Hòa (Trần Duy Hưng – Đại lộ Thăng Long, Hà Nội) thông xe đầu năm 2016 đã xuất hiện nhiều ổ gà, ổ voi, vừa phải vá víu như một cái áo rách.
Đường Trần Duy Hưng – Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội) được mệnh danh là một trong con đường đẹp nhất Việt Nam vừa được mở rộng và nâng cấp mà chất lượng quá kém, mặt đường cũng vá víu không phẳng, xe đi bị rung lắc mạnh, khá nguy hiểm.
Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu xây dựng một đoạn đường cao tốc vài km để làm mẫu tính giá thành cơ bản cho 1 km đường cao tốc tại Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay đã hơn 1 năm rồi vẫn không có động tĩnh gì. Nếu thực hiện được ý kiến của Thủ tướng thì chắc chắn mọi vấn đề sẽ được minh bạch hoá.
trong thời gian tới Việt Nam sẽ thi được áp dụng công nghệ cào bóc mặt được tái chế để áp dụng vào những con đường bị ổ gà và hư hỏng như hiện nay, Hiện tại ở Việt Nam đang có 3 Dàn tái chế cào bóc đang được áp dụng tại Hà Nội, Đà Năng, Và TP Hồ Chí Minh đã đạt được rất nhiều hiệu quả trong công tác tái tạo mặt đường.