Hướng Dẫn Chi Tiết Các Bước Vận Hành Máy Rải Nhựa Vogele: Đơn Giản và An Toàn
Trước khi chúng ta đào sâu vào việc hướng dẫn vận hành máy rải nhựa Vogele cơ bản, hãy cùng nhau tìm hiểu về tình trạng bảo trì đường bộ tại Việt Nam trong năm vừa qua, theo thông tin được cung cấp bởi Tổng cục Đường bộ Việt Nam năm 2019. Báo cáo này đã ghi nhận việc xử lý 91 điểm đen và 161 điểm tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông. Đồng thời, cũng có 164 km hộ lan phòng hộ được sửa chữa, cùng với việc xây dựng 12 đường cứu nạn và hốc cứu nạn.
Để giảm thiểu tai nạn giao thông, không chỉ cần sửa chữa đường bộ, mà còn phải xây dựng đường bộ chất lượng ngay từ đầu. Đó là vấn đề mà Tổng cục Đường bộ Việt Nam đang quan tâm, khi đã thực hiện nhiều công tác bảo trì đường bộ trong năm 2019, như xử lý các điểm đen, tiềm ẩn tai nạn, sửa chữa hộ lan, đường cứu nạn, chắp vá ổ gà, sơn kẻ vạch sơn đường, và nhiều hạng mục khác.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn cách vận hành máy rải nhựa Voegele cơ bản, một trong những thương hiệu máy rải nổi tiếng và dẫn đầu thị trường hiện nay. Với công nghệ hiện đại, máy rải nhựa Voegele có thể rải nhựa một cách chính xác và hoàn hảo, đảm bảo đường bộ chắc chắn, bền bỉ và chống chịu được sức tàn phá từ thời tiết, trọng tải. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách vận hành máy rải nhựa Voegele cơ bản qua các bước sau đây.
Các loại máy rải nhựa Voegele đều được chế tạo theo tiêu chuẩn cao cấp nhất. Luôn luôn cập nhật đổi mới và trang bị tính năng hiện đại trên sản phẩm, đáp ứng được các quy chuẩn quốc tế nhờ đội ngũ nhân lực trình độ cao. Ngoài ra việc vận hành máy rải nhựa Vogele cũng được hãng hết sức chú trọng để thân thiện hơn với các thợ vận hành.
Voegele hiện tại chủ yếu phát triển mạnh các dòng sản phẩm máy rải nhựa bánh xích, sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội so với các thượng hiệu khác
CÁC BỘ PHẬN, CHỨC NĂNG VÀ HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH MÁY RẢ NHỰA VOEGELE CƠ BẢN
BỘ PHẬN CHÍNH CỦA MÁY rải NHỰA VOEGELE |
||
CHUYỂN VẬT LIỆU VÀ RẢI VẬT LIỆU |
||
Chuyển tải vật liệu
– Kiểm tra nhiệt độ Asphalt – Kiểm tra đảm bảo bảo ôn vật liệu từ trạm đến công trường – Giảm mức độ thay đổi của phễu – Tránh vật liệu tràn – Giữ máy sạch sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên dùng |
Rải vật liệu
– Cài đặt cảm biến soi liệu, đảm bảo dòng vật liệu không đổi, đảm bảo dòng chảy liên tục – Tỷ lệ cung cấp vật liệu của cảm biến băng tải và vít xoắn – Thiết lập cao độ vít xoắn phù hợp – Tránh sự thiếu vật liệu ở các khu vực bên bên – Nếu cần thiết: sử dụng các phần vít mở rộng và tấm bàn |
|
BĂNG TẢI VẬT LIỆU |
||
– Ứng dụng tương ứng với việc cài đặt các cảm biến mái chèo
– Tránh đổ quá nhiều – Giữ băng tải luôn được phủ hỗn hợp – Tỷ lệ cấp vật liệu phù hợp giữa cảm biến băng tải và cảm biến vật liệu của vít tải liệu |
||
CÁCH ĐỔ VẬT LIỆU |
||
Điểm cần chú ý khác trong vận hành máy rải nhựa Voegele là quá trình đổ vật liệu:
– Nên tránh làm đầy quá mức – Thay đổi cách đổ vật liệu có thể ảnh hưởng đến việc bơi của bàn đầm. – Nếu giảm ngọn vật liệu dẫn đến chìm bàn đầm, tăng ngọn vật liệu sẽ dẫn đến nâng cao bàn đầm. – Vật liệu đổ ngọn phải ổn định, không thay đổi ngay từ đầu – Trong quá trình rải vật liệu có thể được kiểm soát bởi các cảm biến. |
||
– Thay đổi cách đổ đống vật liệu có thể dẫn đến sự di chuyển lên xuống của bàn đầm do đó có thể xuất hiện sự bất thường.
– Đối với máy rải bánh lốp, điều quan trọng là duy trì mức ngọn vật liệu ở mức thấp và liên tục để ngăn chặn máy bị mất lực kéo. |
||
BÀN ĐẦM |
||
– Bàn đầm được chế tạo có hai phiên bản như sau :
+ Bàn đầm mở rộng (AB) + Bàn đầm cố định (SB) – Mục đích của bàn đầm là một công cụ làm việc của máy rải sử dụng để đầm nén sơ bộ đồng nhất hỗn hợp vật liệu trên toàn bộ chiều rộng và tạo ra một cấu trúc bề mặt vạt liệu đồng đều, đồng nhất. – Các thiết bị đầm nén phải tạo ra độ nén cao nhất có thể đạt được để giảm việc ảnh hưởng đến công tác lu đầm bằng xe lu trong quá trình đầm chặt cuối cùng, khi rải các độ dày khác nhau. – Để đạt được hiệu quả đầm chặt sơ bộ , các cấu trúc hệ thống đầm nén khác nhau đã được lắp đặt cho bàn đầm như sau: Mô tả các từ viết tắt: T = Thanh băm (Thanh băm được hoạt động bởi chuyển động thẳng đứng lên xuống biến đổi chuyển động quay của trục lệch tâm). V = Hệ thống bàn rung (sự rung động được tạo ra với một trục lệch tâm , ngang với hướng di chuyển). P = Bàn đầm phụ (các thanh đầm áp suất được ép bằng thủy lực với tần số ~ 68 Hz và áp suất tối đa ~ 130 bar vào hỗn hợp vật liệu ). + P1 = Loại bàn đầm có 01 bàn đầm phụ + P2 = Loại bàn đầm có 02 bàn đầm phụ |
||
HỆ THỐNG ĐIỆN SẤY BÀN ĐẦM |
||
– Khi bàn đầm không đủ nóng nhựa đường có thể dính vào các tấm bàn đầm , thanh băm hoặc thanh áp lực. Trong trường hợp đó, các vệt và đường trên bề mặt nhựa đường sẽ xuất hiện do phần lớn các hạt / hạt vật liệu mịn rơi ra.
– Ngoài ra trong cấu trúc bề mặt cũng sẽ có sự thay đổi dễ nhận thấy. Cho đến khi bàn đầm được làm nóng đến nhiệt độ mong muốn, điều này cũng có thể dẫn đến thay đổi độ dày lớp rải |
||
– Hệ thống 3 điểm dẫn hướng mở rộng bàn đầm | ||
CÁC LOẠI CẢM BIẾN CAO ĐỘ |
||
HỆ THỐNG XY LANH |
||
Hệ thống xy lanh đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình vận hành máy rải nhựa Voegele. Chức năng chính của 2 xy lanh lắp phía sau máy rải:
1. Nâng hạ bàn đầm: khi hạ bàn đầm nên sử dụng bằng nút chế độ nổi trên bàn điều khiển bàn đầm 2. Chức năng nổi: bàn đầm có nhiệm vụ chủ yếu để rải thảm. Chúng chỉ được nối với xy lanh cao độ qua tay đòn và tự nổi trên lớp vật liệu rải 3. Treo bàn đầm/ tắt chế độ bơi: ngăn ngừa bàn đầm sập sâu vào vật liệu khi máy dừng trong lúc đang rải thảm. 4. Làm đông bàn đầm: chống lại việc bập bênh của bàn đầm, đảm bảo các lớp trước và sau khi rải được ổn định. 5. Trợ lực bàn đầm: để hỗ trợ bàn đầm trong quá trình rải để khối lượng của bàn đầm ít ảnh hưởng nhất tới góc rải. |
||
# Nâng bàn đầm
– Nâng bàn đầm sử dụng áp suất thủy lực – áp suất Max khi “Nâng” : p= 180 bar (tùy thuộc vào kiểu máy rải) – Định vị máy “Chế độ định vị” chỉ khi ta nâng bàn đầm lên (Không cần thiết sử dụng khóa bàn đầm đối với khoảng cách ngắn khi đặt máy). Khi đặt máy ở chế độ “Pave Mode” bàn là phải ở chế độ nổi và sau đó lựa chọn chế độ tự động phải được kích hoạt |
||
# Hạ bàn đầm
– Hạ bàn đầm được thực hiện bằng áp suất 30 bar trên phần trục của Xy lanh thủy lực – Có một van One-way trên phía trục của xy lanh thủy lực cho phép điều chỉnh chế độ hạ bàn đầm – Hạ bàn đầm đã được điều khiển Do đó (Không bị vặn hay hạ bàn là để giảm rủi ro tai nạn) – Do việc sử dụng van tiết lưu one-way nên việc trống áp suất hoặc dầu trong hệ thống thủy lực sẽ được ngăn ngừa |
||
# Chế độ bơi
– Chế độ bơi (≈) trên nút nhấn sẽ xuất hiện đèn màu XANH báo hiệu đã kích hoạt chế độ và bàn đầm đang ở trạng thái “Chế độ bơi “. – “Chế độ bơi” sử dụng xy lanh nâng hạ bàn đầm và sử dụng cho rải – “Chế độ bơi” có nghĩa là bàn đầm sẽ nổi tự do trên lớp rải thảm. – Khi kích hoạt “Chế độ bơi” xy lanh nâng hạ bàn đầm sẽ không liên quan đến trạng thái âm, hay dương cao độ. |
||
# Bàn đầm tắt “chế độ bơi” / TREO
– Để hạn chế việc bàn đầm lún vào lớp vật liệu rải sau khi hết vật liệu khi cuối vệt rải ta bấm và giữ phím “ Tắt chế độ bơi”. Khi đó, chế độ bơi sẽ mất tác dụng và bề dày lớp rải sẽ duy trì thậm chí ít hơn vật liệu dưới bàn là. – Tuy nhiên, sẽ không thể đầm chặt sơ bộ và phải bật chức năng treo ! Khuyến cáo: – Chỉ sử dụng rải nền phẳng hoặc đường phẳng |
||
# Chức năng làm đông bàn đầm
– Chức năng này chủ yếu giảm thiểu sự nâng lên của bàn đầm sau khi rải , nó hạn chế tạo ra bậc trên lớp rải. Chức năng “Bơi bàn đầm ” thì được tắt trong một thời gian ngắn . – Khi rải dưới 3m/min: Chế độ làm đông sẽ tác dụng trong 10 giây phụ thuộc vào các thông số cài đặt của máy . – Khi rải với tốc độ 3 m/min hoặc nhanh hơn: Chế độ làm đông sẽ được kích hoạt khoảng 0,5 m vệt rải. Sau đó trong cả hai trường hơp. Chế độ “ Bơi bàn là“ sẽ được kích hoạt . |
||
# Chức năng trợ lực bàn đầm
– Khi cấp áp thủy lực vào phía trục của cả 2 xy lanh nâng hạ bàn đầm, áp suất có thể độc lập ở 2 xy lanh. – Áp suất này liên quan đến trọng lượng của bàn đầm và nó sẽ giảm trọng lượng của bàn đầm khi ta điều chỉnh áp suất trợ lực này. |
||
THIẾT LẬP GÓC rải KHI VẬN HÀNH MÁY rải NHỰA VOEGELE |
||
– Góc rải cho phép nhiều vật liệu dưới bàn đầm. Do đó chiều sâu rải sẽ tăng lên cân bằng với trọng lượng bàn đầm và đạt được độ đàm chặt sơ bộ.
– Khi nâng xy lanh cao độ sẽ liên quan đến tăng góc rải (⍺) và như thế bề dày vệt rải sẽ tăng lên . – Để rải thực tế góc bàn đầm nên đặt từ 0% đến 50% lớn hơn khi sử dụng máy rải đời -3 (và 50-100% trên máy -2) => Giá trị được biểu thị trên thang đo là tóm tắt về bề dày và góc bàn đầm => Điều đó sẽ đảm bảo hiệu quả tối ưu của vật liệu đầm nén với nhựa đường => Độ hao mòn trên thanh băm, tấm rung và đầm phụ sẽ giảm => Góc rải tối ưu = vị trí tối ưu của thanh băm => Trọng lượng bàn đầm có tác động tốt đến sự đầm chặt vật liệu |
||
TỐC ĐỘ THANH BĂM – TỐC ĐỘ rải CỦA MÁY rải NHỰA VOEGELE |
||
– Nếu tốc độ rải được tăng lên mà không đồng thời tăng tốc độ thanh băm dẫn đến khả năng chịu tải của hỗn hợp sẽ bị giảm và bàn là rải lớp mỏng hơn ở góc rải dốc hơn.
– Rải với chế độ cao độ và điều khiển độ dốc tự động: Nếu sử dụng chế độ Tự động cao độ và độ dốc dụng để rải thì độ cao mong muốn của lớp nền có thể được duy trì bằng cách tăng góc rải, và hiệu quả đầm sơ bộ sẽ không đổi. – Sau khi đầm chặt bằng xe lu: Khi sử dụng xe lu lu đầm hỗn hợp, yêu cầu về đầm nén sẽ khác nhau so với đầm sơ bộ và dẫn đến sự bất thường trên bề mặt. – Tăng tốc độ rải mà không đồng bộ với tốc độ thanh băm sẽ dẫn đến thay đổi mức nâng của bàn là nền (nâng lên sẽ giảm) và do đó bề dày rải cũng sẽ giảm – Khi tăng tốc độ thanh băm sẽ dẫn đến tăng độ đầm nén sơ bộ và do đó thay đổi độ dày vệt rải, miễn là chúng ta không điều chỉnh lại các tham số khác như tốc độ rải . – Khuyến cáo: Để đảm bảo chất lượng đầm chặt sơ bộ ngay cả sau khi thay đổi tốc độ rải ta đều phải bắt buộc điều chỉnh tốc độ thanh băm . |
THANH BĂM |
HỆ BÀN RUNG |
THANH ĐẦM PHỤ |
– Thanh băm cung cấp sự nén của hỗn hợp.
– Được điều khiển bởi một trục lệch tâm, Thanh băm đang nén sơ bộ hỗn hợp vật liệu rải được đưa vào bàn là. – Việc đầm nén sơ bộ được thực hiện bởi thanh băm càng tốt, thì sự nổi của bàn là trên hỗn hợp càng dễ dàng trên hỗn hợp vật liệu rải. – 2 mm hành trình thanh băm sử dụng cho thảm mỏng < 30 mm – 4 mm hành trình thanh băm sử dụng cho độ dày từ 30 mm đến – 7 mm hành trình thanh băm sử dụng cho độ dày > 120 mm. |
– Sự rung động là do các tấm đáy bàn là (SB Screed) hoặc khung quét (AB Screed) để rung và do đó đạt được sự phân phối cấp phối vật liệu/ bitum tối ưu trên bề mặt hỗn hợp.
– Rung có tác động lớn đến cấu trúc bề mặt, ít hơn đến quá trình đầm nén sơ bộ trước |
– Các thanh áp suất được điều khiển bởi một mô tơ dạng phát xung Impulse. |
– Với các thanh áp lực tiếp tục nén hỗn hợp đã được nén trước bởi thanh băm và bàn rung của bàn là.
– Cân nặng, đang giảm dần.
QUY TRÌNH RẢI BÊ TÔNG NHỰA ASPHALT
Nắm vững được các bộ phận chức năng cũng như cách vận hành máy rải nhựa Voegele sẽ giúp ích rất nhiều cho thợ vận hành trong quy trình rải bê tông nhựa Asphalt. Tuy nhiên để đảm bảo được độ rải chính xác và chất lượng tốt nhất thì đòi hỏi một quy trình rất phức tạp. Bao gồm các bước chuẩn bị trước và sau khi rải nhựa. Ngoài ra thợ vận hành cũng phải nắm được các lưu ý quan trọng để tránh các lỗi thường gặp xảy ra.
BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA MÁY RẢI NHỰA VOGELE RA SAO?
Máy rải nhựa Voegele có 2 mục bảo dưỡng định kỳ là bảo dưỡng hàng ngày và bảo dưỡng hàng tuần.
Bảo dưỡng hàng ngày bao gồm các mục:
– Kiểm tra trực quan nền tảng, thang, tấm kính
– Kiểm tra chức năng cài đặt an toàn – Nút dừng khẩn cấp, Còi
– Kiểm tra mức dầu động cơ
– Kiểm tra mức dầu thủy lực
– Bộ chia hộp bánh răng lai bơm
– Mức dầu bôi trơn
– Mức nước làm mát động cơ
– Mức nhiên liệu
– Hệ thống bôi trơn tập trung
– Bộ lọc khí
– Các giàn làm mát
– Các cực ác quy
– Rò rỉ trong hệ thống thủy lực
– Thanh đẩy và con lăn đẩy của máy
Bảo dưỡng hàng tuần (cứ sau 50 giờ làm việc) bao gồm các mục:
– Độ căng xích bộ truyền vít tải liệu
– Độ căng xích bộ truyền băng tải liệu
– Độ căng xích di chuyển
– Kiểm tra các loại bulông
– Kiểm tra rò rỉ, hư hỏng các ống thủy lực
– Phần lớn những van thủy lực có thể điều khiển bằng tay (manual). Với một dụng cụ thích hợp có thể tác động vào van điện từ và kích hoạt chức năng làm việc của van.
– Yêu cầu đặc biệt: hãy tháo hết những hệ thống điện điều khiển – Ghi nhớ: tùy thuộc vào chức năng, có thể cần hai van để chạy một chức năng (ví dụ: Cung cấp dầu và “chuyển hướng”. |
|
– Trong Hướng dẫn vận hành có mô tả về nhiệm vụ, chức năng của các cầu chì được đưa ra (chức năng liên quan và dòng điện định mức cho phép).
– Ở thế hệ máy rải mới đời -3, tất cả các cầu chì, ngoại trừ 3 cầu chì chính được đề cập ở trên, được lắp trên Bảng mạch in chính (PCB). Tùy thuộc vào loại máy rải PCB có thể nằm dưới sàn máy hoặc bên dưới nắp ca-pô. |
|
– Sau khi kết nối cáp: Bắt đầu chiếc xe câu bình để cố gắng khởi động chiếc xe bị lỗi. Sau khi khởi động thành công, hãy để động cơ chạy một lúc.
– Bật một vài phụ tải có công xuất lớn như đèn làm việc,.. để ngăn hệ thống điện quá tải. – Sau đó, tắt xe câu bình. Nếu động cơ của máy bị lỗi tắt, có thể sẽ không có đủ điện áp sạc từ máy phát điện / bộ điều chỉnh điện áp. |
|
– Để nhả phanh đỗ bằng tay, điều chỉnh cần gạt tay và áp lực bằng bơm tay cho đến khi lực không còn tăng và van giới hạn áp suất trong khối bơm bị vấp hoặc áp suất 50 bar được đo tại cổng đo bằng một đồng hồ đo áp suất. Tháo các van áp suất cao (4 van) trong hệ thống truyền lực kéo bằng 3-4 vòng. Điều này cho phép dầu thủy lực lưu thông giữa bơm và mô tơ di chuyển.
– Không được kéo dài hơn 300m. – Tốc độ kéo tối đa không được vượt quá 10m / phút. – Nên sử dụng thanh kéo. |